SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS NAM THẮNG ĐẠT CHUẨN XANH-SẠCH-ĐẸP-AN TOÀN

MỤC LỤC    

     A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN……………………………3

I.                    Lí do chọn đề tài………………………………………………………………..3
II.                Mục đích, phương pháp, giới hạn……………. ………………………………4
1.     Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………42.     Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………5

3.     Giới hạn nghiên cứu ………………………………………………………….5

B. NỘI DUNG……………………………………………………………………………………6

I.                   Đặc điểm tình hình ……………………………………………………………61.     Thuận lợi …………………………………………………………………………6

2.     Khó khăn …………………………………………………………………………7

II.                Khảo sát thực trạng ………………………………………………………….8

III.             Các giải pháp và Biện pháp thực hiện………………………………………………11

IV. Những công việc đã làm và kết quả đạt được ………………………………….24

1. Những công việc đã làm …………………………………………………………………24

2. Kết quả đạt được …………………………………………………………………………..30

      C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM …………………………………………………52

      D. KẾT LUẬN  …………………………………………………………………53

      TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………..54

      PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………55

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

 

BĐDCMHS

BHYT

BGH

CB-GV-CNV

CTCĐ

GD&ĐT

GV

GVCN

KHXH

NGLL

SKKN

TDTT

THCS

TNCS HCM

TNTP HCM

TNXH

TPT

TT

TTND

UBND

 

 

Ban đại diện cha mẹ học sinhBảo hiểm y tế

Ban giám hiệu

Cán bộ – Giáo viên – Công nhân viên

Chủ tịch công đoàn

Giáo dục và Đào tạo

Giáo viên

Giáo viên chủ nhiệm

Khoa học xã hội

Ngoài giờ lên lớp

Sáng kiến kinh nghiệm

Thể dục thể thao

Trung học cơ sở

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Tệ nạn xã hội

Tổng phụ trách

Tổ trưởng

Thanh tra nhân dân

Ủy ban nhân dân

 

 

 

 

 

 

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ
  2. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

         Môi trường sống có ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành nhân cách con người. Với Giáo dục, điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi mà đến trường, các em không những chỉ trau dồi tri thức, kiến thức mà còn hình thành nhân cách, kỹ năng sống trong tương lại. Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có việc xây dựng “Trường học  Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn đã thật sự tạo ra môi trường học tập, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm gắn bó với trường lớp, thầy cô, bạn bè; được thụ hưởng không gian giải trí sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường; đồng thời kéo được cả gia đình, xã hội cùng vào với nhà trường góp phần quan trọng trong công tác xã hội hóa giáo dục.

           Trường THCS Nam Thắng có bề dày hơn 50 năm trưởng thành và phát triển, song trường lại xa trung tâm, kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn. Do vậy trong nhiều năm qua từ cơ sở vật chất đến chất lượng dạy học đều chưa có sự đầu tư thỏa đáng. Tuy nhiên từ năm học 2012 đến nay, được UBND huyện Nam Trực, Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, UBND xã Nam Thắng quan tâm và đặc biệt là sự nỗ lực của BGH, tập thể CB-GV-CNV, nhà trường có sự bứt phá ngoạn mục. Tháng 01 năm 2013, trường được Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ra quyết định công nhận là trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất của trường  được xây dựng bổ sung với đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, các phòng học bộ môn. Cảnh quan sư phạm thoáng mát, sạch đẹp. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của trường được ngành đánh giá tương đối cao.

          Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT –BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT và kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Căn cứ quyết định số 1391/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định và nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Sở GD&ĐT về việc xây dựng trường học “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” trong trường học. Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, trong các năm học vừa qua nhà trường đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các nội dung đề ra và đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được Trường THCS Nam Thắng nhận thấy vẫn còn có một số tiêu chí nhà trường thực hiện còn chưa thật tốt, chưa đi vào chiều sâu do vậy cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo để thực hiện tốt tất cả các tiêu chí mà Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã đề ra.

          Chính vì thế, trong năm học 2014 – 2015, tôi cùng BGH mạnh dạn đề nghị với chính quyền địa phương, BĐD Cha mẹ học sinh, Phòng GD&ĐT huyện quyết tâm xây dựng Trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Kết quả đạt được: ngày 13 tháng 10 năm 2015, Trường THCS Nam Thắng-xã Nam Thắng-huyện Nam Trực-tỉnh Nam Định được đón đoàn công tác của Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định kiểm tra, đề nghị công nhận trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. Ngày 23 tháng 01năm 2016, nhà trường đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận và sơ kết học kỳ I năm học 2015-2016.

        Từ thực tế công tác xây dựng trường học Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn ở trường THCS nam Thắng, tôi mạnh dạn đúc kết Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo xây dựng trườngTHCS đạt chuẩn “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn” ở trường THCS Nam Thắng” nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực.

  1. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, GIỚI HẠN CỦA SÁNG KIẾN
  2. Mục đích nghiên cứu.

          Nhằm thực hiện tốt phong trào hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục phát động cụ thể ở đây là xây dựng Trường THCS Nam Thắng ngày một xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và an toàn hơn tạo nên môi trường thân thiện đối với học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện.

         Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về sự cần thiết phải thực hiện việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh. Từ đó góp phần giáo dục học sinh về vai trò vô cùng quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và có thái độ, kỹ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm thực tế hàng ngày.

        Nhằm tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tăng cường khả năng thực hành, giáo dục thói quen lao động, gắn học với hành của học sinh trong nhà trường.

         Nhằm phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sức người, về tài chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường “xanh- sạch- đẹp- an toàn”, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục.

  1. Phương pháp nghiên cứu

         Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục bảo vệ môi trường, các văn bản chỉ đạo của ngành…

        Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế việc giáo dục của giáo viên, việc thực hiện của học sinh; quan sát học hỏi kinh nghiệm xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn của các đơn vị bạn.

        Phương pháp phân tích: Từ tình hình thực tế, phân tích các số liệu, cách thức thực hiện, xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện.

        Phương pháp đàm thoại: Nói chuyện với cán bộ giáo viên, với cha mẹ học sinh, với các em học sinh.

  1. Giới hạn nghiên cứu

        SKKN được đúc rút từ thực tiễn áp dụng tại trường THCS Nam Thắng, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định bắt đầu từ năm học 2014-2015.

 

  1. NỘI DUNG
  2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
  3. Thuận lợi:

         Trường THCS Nam Thắng, trong những năm gần đây luôn được đón nhận sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, của ngành GD&ĐT Nam Trực cũng như sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ học sinh.

         Tháng 01 năm 2013, trường THCS Nam Thắng được UBND tỉnh ra quyết định và cấp Bằng công nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. Trường được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đặc biệt là các phòng học bộ môn.

         Năm học 2014-2015, Trường THCS Nam Thắng gồm 13 lớp với 437 học sinh. Điều kiện cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, tương đối đầy đủ các phòng học, phòng chức năng.

         Đội ngũ giáo viên đa số là trẻ, trình độ 100% đạt chuẩn và 50% trên chuẩn. Đánh giá xếp loại chuyên môn hàng năm đều đạt từ khá trở lên vì vậy thuận lợi cho công tác giáo dục học sinh.

         Học sinh đa số các em có ý thức tốt trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường. Không có học sinh mắc các tai, TNXH.

 WP_20151005_17_34_55_Pro

WP_20151005_17_35_09_ProWP_20151005_17_35_20_Pro

Quang cảnh trường THCS Nam Thắng

  1. Khó khăn:

        Xã Nam Thắng là xã thuần nông (gồm 2 thôn Dương A và Đại An), kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn nên vệc đầu tư, chăm lo cho giáo dục chưa nhiều. Tính đến trước 2013, ngành giáo dục xã mới chỉ có trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

        Địa bàn xã rộng, hầu hết phụ huynh (đặc biệt là thôn Đại An) đi làm ăn xa quanh năm, hiều gia đình phó mặc con cái cho ông bà nên chưa thực sự chăm lo, chú ý việc học cho con.

        Đội ngũ Ban giám hiệu có hai thành viên thì đồng chí Hiệu trưởng (là nữ) bổ nhiệm năm 2011, đồng chí Phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm, lại chuyển từ nơi khác về. Vì vậy kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo, sự bao quát, nắm bắt sâu về tình hình của nhà trường, của địa phương cũng gặp những khó khăn nhất định.

        Đội ngũ giáo viên của nhà trường phần lớn là trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, không có mũi nhọn vì vậy mà hoạt động phong trào còn nhiều hạn chế; chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là chất lượng trí dục chưa thật sự cao và ổn định nên cũng chưa thuyết phục được địa phương và phụ huynh học sinh

         Học sinh tuy tương đối thuần nhưng sức học chưa tốt, nhiều gia đình không quan tâm đến việc học của con em, ý thức tự giác chưa cao. Trường lại đóng ở xa khu dân cư, giữa cánh đồng vì vậy công tác giáo dục cũng như xây dựng, giữ gìn cơ sở vật chất còn nhiều bất cập.

  1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG

       Để thực hiện thành công việc xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn, ngay từ đầu năm học 2014-2015, tôi tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám sát theo Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc đánh giá kết quả phong trào thi đua  “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc THCS.

        Việc khảo sát này giúp cho tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thực hiện nội dung “Xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn”. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp BGH, nhà trường đề ra kế hoạch thực hiện trong năm học này và những năm tiếp theo.

        Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp chủ yếu đó là phương pháp  thống kê,  quan sát, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh.

        Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nội dung trên trong những năm học trước thông qua các dữ liệu lưu trữ như báo cáo tổng kết năm học, báo cáo tổng kết việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bảng điểm chấm phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Báo cáo đánh giá việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo các tiêu chí nộp về Phòng GD&ĐT  … ; khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường; quan sát thực tế việc thực hiện của giáo viên, học sinh nội dung trên trong thời gian qua.

  1. Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học.

         Cơ sở vật chất nhà trường tuy đã được bổ sung, xây mới được 7 phòng chức năng, 5 phòng học bộ môn, khuôn viên sạch đẹp, có hàng rào, cổng trường kiên cố, có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

       Hai ao trước trường rộng, tạo cảnh quan hài hòa nhưng toàn bộ phía trong trường (giáp sân thể dục) chưa được xây kè kiên cố, khu vực lối đi chưa có lan can rất mất an toàn khi học sinh chen lấn có thể ngã xuống ao.

        Khuôn viên trường có nhiều cây nhưng bất hợp lý. Cụ thể sân chính có tới 3 cây phượng già, gần như mất hết sự sống. Một số cây khác quy hoạch lộn xộn không ra hàng lối. Ngay sân chính cũng đã xuống cấp bởi xưa chỉ đổ xỉ vôi, úng ngập nước khi có mưa.

IMG_3691

Sân chơi xuống cấp, cây, hoa quy hoạch còn nhiều bất cập

         Hệ thống cây xanh của nhà trường chưa được phong phú, nhiều khu đất còn bỏ trống chưa được trồng cây phủ xanh bóng mát; khu vực sân thể dục còn trống trải, yếu tố “ xanh” trong nhà trường cần phải bổ sung.

         Trường có vườn cây cảnh nhưng chưa được xén tỉa thường xuyên, đất trống nhiều, đơn điệu. Trong hành lang nhà trường không có bóng dáng bất kỳ một ghế đá nào để học sinh có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau giờ học.

        Toàn bộ hành lang trong khuôn viên trường, các phòng chức năng, phòng học không có bất kỳ một chậu cây, chậu hoa. Trong lớp học ngoài bàn ghế học sinh, giáo viên, bảng khẩu hiệu Dạy tốt, Học tốt còn lại không có bất kỳ hình thức trang trí nào khác. Hệ thống điện, bóng đèn chưa đáp ứng được yêu cầu cho vệc dạy và học.

       Trường chưa có hệ thống nước sạch đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước uống cho học sinh vẫn phải phụ thuộc vào việc thuê bảo vệ đun. Hệ thống nhà để xe, nhà vệ sinh học sinh đã xuống cấp trầm trọng cần phải được nâng cấp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho học sinh.

        Trường nằm giữa cánh đồng bởi vậy đường vào trường  cũng là một vấn đề. Đường làm từ hơn 10 năm trước, đổ bê tông song rất nhỏ, đã xuống cấp gây không ít khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Năm 2013 đã đổ được hơn 300m bê tông từ đê xuống nhưng còn hơn 300m nối từ đường trục xã vào vẫn chưa đổ được.

        Công tác phòng chống cháy nổ, tai nạn thương tích còn nhiều hạn chế. Chưa có nội quy hướng dẫn sử dụng điện, chưa có hệ thống bình chữa cháy… việc tập huấn công tác an toàn trường học ít được triển khai.

        Địa thế trường khá đẹp song toàn bộ khuôn viên trường thô và cứng, không có bất kỳ khẩu hiệu, pa-nô, áp phích tuyên truyền nào. Trường có giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật song chưa bao giờ phát huy được vai trò và khả năng.

  1. Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh trong việc thực hiện nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn”.

        Từ thực tế giảng dạy và làm công tác quản lý tại trường THCS Nam Thắng, qua việc nắm bắt tình hình thực tế, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên mới chỉ chú ý tới việc dạy kiến thức văn hóa là chính, chưa có ý thức tự giác cao trong việc giáo dục các em thực hiện bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn. Đơn thuần giáo viên mới chỉ dừng lại ở các buổi lao động theo quy định,  thông qua các hoạt động thực tế như trực nhật, quét lớp, lau chùi cánh cửa, bàn ghế…..

          Các hoạt động phối hợp của Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM với giáo viên chủ nhiệm để thực hiện nội dung tuy đã có triển khai nhưng còn  nhiều hạn chế. Cụ thể mới chỉ giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ, thu gom giấy vụn, qua các hoạt động lao động định kỳ, thường xuyên, các hội thi như thi hiểu biết về an toàn giao thông dười cờ, thi vẽ tranh với nội dung về môi trường.

         Cũng qua khảo sát kỹ năng thực hành giữ gìn, bảo vệ môi trường, phòng chống tai nạn thương tích của học sinh trong thực tế còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể như hầu hết khi hỏi các em học sinh “Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp em phải làm gì?” thì các em đều trả lời được là không được vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên tường … tuy nhiên thực tế các em biết nhưng một số em vẫn không thực hành những nội dung các em đã trả lời.

          Ví dụ: Một số em ăn kẹo, bánh bỏ vỏ ni lông vào bồn hoa thay vì bỏ vào thùng rác, một số em còn vẽ bậy lên tường, ăn kẹo cao su nhả bã kẹo bừa bãi, xé và vất giấy vụn lung tung…. . tương tự như vậy trong việc thực hiện Luật giao thông đường bộ, khi hỏi các em là “ Em hãy cho biết đi bộ tham gia giao thông như thế nào là đúng?” các em trả lời tương  đối đúng và rất nhanh tuy nhiên khi ra các đường các em chưa có ý thức tự giác, vẫn đi theo hàng hai, hàng ba, …

        Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thu dọn, làm sạch môi trường tuy đã được tổ chức (kết hợp cùng với Đoàn xã) song giáo viên chưa trú trọng đến giáo dục hành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các em học sinh mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp học. Chưa thực hiện tốt phương châm “Học thông qua hành động”.

         Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh- sạch- đẹp- an toàn” tôi đưa ra một số biện pháp, giải pháp  trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này.

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

         Bản thân tôi nhận thấy: Việc xây dựng trường đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp- An toàn là cả một quá trình không phải là một sớm một chiều. Để có thể xây dựng thành công phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng chứ không riêng gì thầy trò nhà trường. Xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn nhưng còn phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đơn vị. Bởi thế, ngoài việc xem xét, học hỏi từ các mô hình ở các nơi khác, tôi tư vấn với đồng chí Hiệu trưởng, cùng bàn bạc thống nhất cách thức làm việc và tiến hành theo đúng trình tự như trong kế hoạch chiến lược đề ra.

  1. Nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên

         Trước hết, BGH nhà trường cần phải quán triệt thật tốt Chỉ thị số 40/2008/CT –BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GDĐT và kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

         Nghiên cứu kỹ lưỡng, so sánh, đối chiếu các nội dung tiêu chí trong nhà trường với  Quyết định số 1391/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định và nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Sở GD&ĐT về việc xây dựng trường học “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” trong trường học đặc biệt là các tiêu chí quy định trường trung học Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn (Phụ lục 1).

  1. Chủ động xây dựng đề án, tranh thủ ý kiến của Đảng bộ, chính quyền địa phương, của Ban đại diện cha mẹ học sinh và của ngành GD&ĐT huyện Nam Trực. (Đề án-Phụ lục 2)

        Bám sát vào tình hình thực tế, do hoàn cảnh địa phương cũng như nhà trường còn nhiều khó khăn, chúng tôi xác định phát huy nguồn nội lực là chính, tận dụng tất cả những gì nhà trường đã và đang có (kể cả về con người và cơ sở vật chất).

          Dự thảo đề án một cách cơ bản, toàn diện, cụ thể với tính khả thi cao nhất.

          Xác định trong đề án tất cả các nội dung ứng với từng tiêu chí theo quy định của Sở GD&ĐT: xác định thực trạng, hướng giải quyết, phần kinh phí cho từng hạng mục.

         Thống nhất trong BGH về quy trình làm việc, phân công trách nhiệm trong BGH về việc tranh thủ ý kiến tư vấn, góp ý của Địa phương, của Phòng GD&ĐT Nam Trực. Từ đó bổ sung, hoàn chỉnh đề án.

  1. Trên cơ sở Đề án, tranh thủ ý kiến các ban ngành, thông qua chi bộ nhà trường, Hội đồng trường để bàn bạc một cách dân chủ, thống nhất

        Quán triệt nguyên tắc Đảng lãnh đạo, trước hết đồng chí Bí thư, cấp ủy, BGH tổ chức họp chi bộ, thông qua chủ trương, đề án xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn.

         Lấy ý kiến dân chủ của tất cả các đảng viên trong  chi bộ đóng góp ý kiến về từng công việc.

        Ra nghị quyết của chi bộ thông qua Đề án cũng như quyết tâm thực hiện và hoàn thiện công việc trong năm 2014-2015, phấn đấu đến năm 2015-2016 đón đoàn kiểm tra công nhận của Sở GD&ĐT.

        Họp Hội đồng trường, Hội đồng Sư phạm nhà trường để thống nhất nội dung, tranh thủ ý kiến của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, tạo sự đồng thuận nhất trí trong tập thể. Trên cơ sở đó phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân.

       Tổ chức cuộc họp mời đại diện cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh để thông qua đề án, kế hoạch; tranh thủ sự ủng hộ và tiếng nói của địa phương trong quá trình thực hiện.

WP_20150624_08_16_50_ProWP_20150624_08_17_10_Pro

Đ/c Nguyễn Văn Khương-BT Đảng ủy xã cùng lãnh đạo Đảng,

chính quyền địa phương; thường trực Ban đại diện CMHS; BGH

họp bàn kế hoạch xây dựng Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn.

        Trên quan điểm bàn bạc thấu đáo, thống nhất từ địa phương, Ban đại diện CMHS; BGH nhà trường có tờ trình và kế hoạch xây dựng trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn xanh – sạch – đẹp – an toàn đồng thời mời lãnh đạo phòng, chuyên viên thuộc tổ phổ thông Phòng GD&ĐT huyện về kiểm tra, rà soát các điều kiện đồng thời tư vấn với nhà trường về cách thức triển khai các hoạt động

WP_20150417_10_09_04_Pro WP_20150417_10_10_37_Pro

Đ/c Trần Văn Hinh cùng các đồng chí trong đoàn công tác của

Phòng GD&ĐT huyện về kiểm tra, tư vấn với nhà trường

  1. Lên kế hoạch cho từng năm học. Trước hết là năm học 2014-2015 (kế hoach chung cho cả năm và kế hoạch riêng, cụ thể trong từng tháng, từng thời điểm)-Phụ lục 3.

          Xác định được thành bại, thực hiện công việc như thế nào là ở kế hoạch. Bản thân tôi nghiên cứu, so sánh, đối chiếu từng tiêu chí, căn cứ vào từng công việc, từng con người  để xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể.

          Từ kế hoạch chung cho cả năm học, tôi lại xây dựng riêng kế hoạch của từng tháng,từng giai đoạn.

  1. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn và phân công các thành viên phụ trách cụ thể các công việc:

Đ/c Lưu Thị Xuân –              Hiệu trưởng –         Trưởng ban

– Đ/c Nguyễn Văn Đạt –          P. Hiệu trưởng –    P. Trưởng ban

– Đ/c Vũ Thị Đào –                 CTCĐ –                  Ủy viên

– Đ/c Lâm Thị Vân Anh –        Nhân viên y tế –    Ủy viên

– Đ/c Nguyễn Cao Cường –     TPT Đội TNTP –    Ủy viên

– Đ/c Lê Ngọc Trung –             Bí thư Đoàn –         Ủy viên

– 13 đồng chí giáo viên chủ nhiêm các lớp là các ủy viên:

+ Đ/c Vũ Thị Hương – Lớp 6A

+ Đ/c Hoàng Thị Tuyết – Lớp 6B

+ Đ/c Tống Thị Hường-lớp 6C

+ Đ/c Nguyễn Thị Mai – Lớp 7A

+ Đ/c Pham Thị Nhung – Lớp 7B

+ Đ/c Vũ Thị Đào-lớp 7C

+ Đ/c Nguyễn Thị Tuyết – Lớp 8A

+ Đ/c Vũ Thị Hanh – Lớp 8B

+ Đ/c Phạm Thị Mai-lớp 8C

+ Đ/c Đỗ Thị Minh Thu – Lớp 9A

+ Đ/c  Đặng thị Thu Hà– Lớp 9B

+ Đ/c Nguyễn Thị Ngọc-lớp 9C

+ Đ/c Hoàng Thị Việt Hà-lớp 9D

– Đ/c Hiệu trưởng – Trưởng ban : Chỉ đạo chung.

– Đ/c Phó Hiệu trưởng: Rà soát các tiêu chí, lập kế hoạch mua sắm, và trang thiết bị cơ sở vật chất cảnh quan nhà trường. Cùng các giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

– Chủ tịch công đoàn cơ sở : Phát động phong trào thi đua trong CB-GV-CNV trong nhà trường.

– Bí thư Chi đoàn, tổng phụ trách Đội: Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên chi đoàn và các đội viên các lớp.

  1. Thành lập Ban tư vấn

Trên cơ sở đề án và kế hoạch đã được phê duyệt, nhất trí, Ban giám hiệu phối hợp với đại diện chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, thành lập Ban tư vấn xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn.

– Ông Phạm Văn Yêm –      Chủ tịch UBND xã –       Trưởng ban

– Ông Nguyễn Văn Đạt –    P.Hiệu trưởng –                 P.trưởng ban

– Ông Bùi Sỹ Tình –            CT BĐDCMHS –            Ủy viên

– Ông Phùng Văn Sơn –       PCT BĐDCMHS –          Ủy viên

– Ông Bùi Sỹ HIệp –            Kế toán BĐDCMHS –     Ủy viên

Ban tư vấn có nhiệm vụ xem xét, tư vấn các công việc, cách bố trí, sắp xếp, bài trí cảnh quan cho hợp lý.

Ban tư vấn còn có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ nhà trường trong việc huy động các nguồn xã hội hóa trong quá trình xây dựng trường xanh-sạch-đẹp-an toàn.

  1. Thành lập Ban kiểm tra, giám sát

Song song với việc kiện toàn Ban chỉ đạo, đồng chí Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn.

– Đ/c Đặng Thị Lộc-Trưởng ban TTND- Trưởng ban

– Đ/c Đinh Thị Bích Đào-TT Tổ Vă phòng-P. Trưởng ban

– Đ/c Phí Thị Liên Minh-TT Tổ KHXH -ủy viên

– Đ/c Phạm Thị Tiện – phụ trách nữ công-ủy viên

Ban giám sát có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các lớp. Từ đó có sự đánh giá, nhận xét thể hàng tuần trong buổi chào cờ đầu tuần để nhắc nhở đội ngũ thực hiện.

  1. Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện

Xây dựng trường lớp “ Xanh- sạch- đẹp- an toàn” là một trong 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” vì vậy ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng Đề án và ban hành kế hoạch chi tiết để thực hiện, tôi tiến hành phân công trách nhiệm từng thành viên làm nhóm trưởng phụ trách từng tiêu chí cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch đề ra.

– Tiêu chí 1: Xanh – đ/c Lê Ngọc Trung

– Tiêu chí 2: Sạch – đ/c Phạm Thị Nhung

– Tiêu chí 3: Đẹp – đ/c Đỗ Duy Dũng

– Tiêu chí 4: An toàn – đ/c Nguyễn Cao Cường

(Các đ/c nhóm trưởng có trách nhiệm nghiên cứu kỹ nội dung từng tiêu chí theo quy định của Sở GD&ĐT, xây dựng kế hoạch, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm, tư vấn ngược lại cho BGH trong quá trình thực hiện).

Tổ chức họp Ban thường trực, Ban chấp hành đại diện CMHS, họp phụ huynh học sinh toàn trường để phổ biến và thông qua kế hoạch. Qua các cuộc họp xin ý kiến đóng góp xây dựng của cha mẹ học sinh. Từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong toàn thể phụ huynh học sinh nhà trường.

Tiếp theo tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên, tuyên truyền tới học sinh trong các giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp (thông qua GVCN)  về mục đích, ý nghĩa,và vai trò của trường học “Xanh- sạch- đẹp- an toàn”.

Trong các nội dung thực hiện chúng tôi tập trung vào ba nội dung nổi cộm để ráo riết chỉ đạo thực hiện đó là:

Thứ nhất: Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ; nguồn nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh.

Thứ hai: Giữ gìn sân trường sạch đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi.

Thứ ba: Lên quy hoạch trồng cây xanh và bổ sung cơ sở vật chất.

Tóm lại: việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi đầu tiên rất quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này mọi thành viên có liên quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ nhận thức đúng sẽ đi đến hành động đúng.

  1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh

Xác định được tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu, có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục (trong đó Đoàn TNCS và Đội TNTP HCM mà trung tâm là đồng chí Bí thư Đoàn và Tổng phụ trách đội  giữ vai trò chủ chốt trong công tác này). Vì vậy công tác này được giao trọng trách cho đồng chí bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội trực tiếp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện.

 Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng “ Trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn”  được thực hiện với các hình thức cụ thể như:

Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen thưởng, động viên

WP_20150831_07_08_04_Pro

Một buổi chào cờ đầu tuần của học sinh nhà trường ngoài các nội dung

truyền thống là giao lưu văn hóa và tuyên truyền các hoạt động.

Tổ chức Ngày hội vệ sinh trường học, thi vẽ tranh về chủ đề môi trường, an toàn giao thông (phụ trách chính là đ/c Hà Thị Hương-GV Mỹ thuật).

Phát động cho học sinh nhận chăm sóc cây xanh và tự trang trí lớp học, phát huy tinh thần tự giác “Vườn cây em chăm”…..

Phát động phong trào kế hoạch nhỏ, thu gom giấy vụn gây quỹ Đội.

Tóm lại: Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì nó tác động vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học, … của từng em học sinh. Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo dục ý thức các em sẽ thực hiện theo nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc.

  1. Tổ chức, chỉ đạo các phong trào

Kết hợp với công tác tuyên truyền nhà trường phối hợp thêm nhiều các biện pháp giáo dục khác để thực hiện nội dung đã đề ra.

  1. Phong trào “Sân trường, lớp học không có rác”

Nội dung này nhà trường giao cho Đội thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực hiện.

Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các thùng đựng rác tại các vị trí cố định trên sân trường, trên các phòng học, hành lang.

Ở từng lớp học, nhà trường bố trí 1 tủ sắt để đựng toàn bộ chổi, rễ, xô, chậu. Mỗi lớp học có một hộp các tông … đựng giấy vụn. Cuối mỗi tuần, TPT Đội sẽ thu gom chung toàn trường.

WP_20150421_06_55_53_Pro

Trên sân trường, các dãy hành lang đều bố trí các thùng rác có nắp đậy

Liên đội tổ chức cho các chi đội đăng ký không vứt rác bừa bãi, thu giấy vụn hàng ngày, hàng tuần với đ/c Tổng phụ trách.

Đội sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện của các bạn mình. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo báo cáo tổng phụ trách, báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm.

Hàng ngày, ngay từ sáng sớm giao cho đội sao đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và nhắc nhở các lớp làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khu vực quy định. Nếu sân trường bẩn ở khu vực nào, liên đội sẽ trừ điểm thi đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao.

Định kỳ, hàng tháng, nhà trường phối hợp với UBND xã cho xe chở rác ra khu vực tiêu hủy chung của cả xã tránh hiện tượng ô nhiễm môi trường

Qua việc thực hiện phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em học sinh bỏ rác đúng nơi qui định, sân trường luôn được giữ gìn sạch đẹp.

  1. Phong trào “An toàn trường học”

Phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà trường đối với các em học sinh và cha mẹ của các em.

Trường THCS Nam Thắng nằm giữa cánh đồng, xa khu dân cư, có nhiều ao hồ; do đó tôi xác định nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt phong trào đó là thực hiện an toàn xung quanh trường đồng thời hoàn thiện thêm một số kỹ năng ứng phó với cuộc sống cho các em. Vì vậy tôi tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất: Tham mưu với ủy ban nhân dân xã, Ban công an xã hỗ trợ định kỳ tuyên truyền, giáo dục về an ninh trật tự: không đốt pháo nổ, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy…

Thứ hai: Giao Đoàn TNCS, Đội TNTP, các đ/c giáo viên TD định kỳ tổ chức dạy bơi cho học sinh, huấn luyện cách đối phó với tai nạn thương tích

WP_20150603_07_12_27_Pro

Hoạt động thường kỳ: dạy bơi của Đoàn TNCS, Đội TNTP nhà trường

Thứ ba: Quy định tất cả học sinh đi xe đạp đến cổng trường là phải xuống xe dắt bộ.  Giờ tan học phải dắt xe qua cổng mới được phép lên xe đi. Không đi hàng đôi, hàng ba. Giao cho tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm triển khai thực hiện.

Thứ tư: Ở các lớp học treo nội quy trường học, nghiêm cấm các hành vi nguy hiểm, không mang những vật sắc nhọn vào trường học….

Thứ năm: duy trì tốt hoạt động của công tác Y tế học đường với tủ thuốc cứu thương. Đ/c nhân viên y tế cũng kiêm luôn công tác quản lý vệ sinh nước uống cho học sinh.

Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà trong năm học an toàn, không có tai nạn giao thông xảy ra. Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường xuyên hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách để không để xảy ra tai nạn. Công việc này được giao cho Tổng phụ trách Đội, nhân viên y tế và giáo viên chủ nhiệm phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện.

  1. Phong trào “Xanh hóa trường, lớp”

Để  thực hiện phong trào, nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn hoa, mỗi lớp tự giác đăng ký chăm sóc một khu vườn, hàng cây. Các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, nhặt cỏ, bảo vệ bồn hoa.

Giao cho Đoàn TNCS HCM việc cắt tỉa cây cảnh, bón phân chăm sóc cây nhất là vào mùa nắng đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tốt.

Lên kế hoạch trồng bổ sung cây xanh, cây bóng mát, các loại chậu hoa cây cảnh trang trí trên sân trường, hành lang và trong lớp học.

Xã hội hóa công tác xây dựng trường xanh-sạch-đẹp-an toàn. Huy động, kêu gọi các nhà tài trợ, các mạnh thường quân, hội cựu học sinh tặng cây xanh cho nhà trường.

Phong trào đã giúp cho hệ thống cây cảnh, cây xanh của nhà trường được bổ sung, luôn được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ, sảng khoái.

  1. d) Phong trào “Lớp học là nhà”

Ban chỉ đạo phối kết hợp với BĐD CMHS, học sinh các lớp lên kế hoạch đầu tư trang trí theo tinh thần chung, mô hình chuẩn các phòng học. Mỗi phòng học đều có bảng nội quy, 10 điều giao tiếp có văn hóa của học sinh, bảng 5 điều Bác Hồ dạy, Chủ đề năm học, Tủ sách lớp học, dây hoa trang trí.

Giao cho GVCN lớp lập kế hoạch xanh hóa lớp học, lớp học thân thiện bằng chậu cây, hoa, khăn trải bàn, bát hoa…

Mỗi lớp học đều được chú ý giữ gìn vệ sinh chung trước, trong và sau mỗi buổi học; không xả rác bừa bãi, không ăn quà vặt trên lớp

  1. Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.

Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch lao động cụ thể. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.

Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo sao đỏ, tổng phụ trách Đội nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của lớp mình quản lý.

WP_20151012_06_58_30_Pro

Học sinh thường xuyên lao động vệ sinh khu vực được phân công

Ngoài ra, định kỳ 1 tháng 1lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ khu vực trong và ngoài lớp học như lau bàn, lau cửa, lau tủ, quét mạng nhện trong lớp cũng như khu vực hành lang. Tất cả học sinh thực hiện tổng vệ sinh chung toàn trường: đường vào, sân tập TDTT, nhà xe, sau trường…..

IMG_3679

Học sinh làm cỏ, chăm sóc “Vườn cây em chăm”

Các phòng hành chính và các phòng chức năng, phòng học bộ môn của nhà trường cũng được chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, làm việc.

Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày.

12 Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học

          Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng.

          Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa.

          Tổ chức giảng mẫu cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức thao giảng theo các tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối.

          Ban Giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục bằng những tình huống cụ thể tránh nói lý thuyết suông.

          Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường.

  1. NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

          * Những việc đã làm

  1. Công tác chuẩn bị :

          – Nghiên cứu kỹ những tiêu chuẩn, tiêu chí quy định về trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn của Sở Giáo dục và Đào tạo.

          – Lĩnh hội ý kiến, sự chỉ đạo, tư vấn của Phòng giáo dục và Đào tạo cũng như chính quyền địa phương trong công tác xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

          – Họp chi bộ, phổ biến các nội dung, xây dựng thành nghị quyết.

          – Thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

– Tham khảo ý kiến của Hội đồng sư phạm, học tập kinh nghiệm ở nhiều đơn vị giáo dục trong, ngoài huyện, qua báo chí, mạng Internet.

– Tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm thực tế của địa phương, lựa chọn tìm những loại cây thích hợp và các biện pháp trồng, chăm sóc, bảo quản có hiệu quả thiết thực nhất.

– Ban chỉ đạo xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn xây dựng đề án, lập kế hoạch tu bổ cơ sở vật chất, trồng cây xanh bóng mát và trồng cây cảnh, trang trí phòng học, vệ sinh môi trường cảnh quan sư phạm…Tổ chức hội nghị lấy ý kiến thống nhất với các tổ chức đoàn thể trong trường để hoàn thiện kế hoạch.

– Họp với thường trực Ban đại diện phụ huynh học sinh, thống nhất những việc làm cụ thể để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ.

* Triển khai và chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

– Phổ biến kế hoạch trong cuộc họp Hội đồng sư­ phạm;  tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và học sinh.

– Phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách.

– Tổ chức kiểm tra, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện đúng kế hoạch.

  1. Tổ chức thực hiện:

2.1. Đối với học sinh :

          – Trong các giờ chào cờ đầu tuần, các hoạt động ngoại khóa, các giờ sinh hoạt lớp tuyên truyền kế hoạch và biện pháp xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn

– Giáo dục học sinh luôn có ý thức và hành động tự giác giữ gìn, bảo vệ môi trường và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện đẹp người – đẹp lớp – đẹp trường.

– Các lớp trực tiếp tham gia các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây dựng lớp học, trường học: vệ sinh trường lớp, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, trồng cây, làm cỏ, chăm sóc cây; tham gia giữ gìn an toàn trường học…

– Đội tự quản, đội sao đỏ thực hiện đúng luật An toàn giao thông; phòng chống tai, tệ nạn… các em tích cực tham gia một số hoạt động ngoại khóa của trường, lớp để có kỹ năng tự bảo vệ với tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông, tai nạn điện, thảm họa thiên nhiên…

WP_20150528_06_47_37_Pro

Ngay từ cổng trường học sinh đã được tiếp xúc và biết các quy định,

biển báo giao thông đường bộ

– Cuối học kỳ, cuối năm học, các em được tham gia nhận xét, đánh giá về việc làm tốt, việc làm chưa tốt, đề xuất ý kiến của mình với chương trình xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.  

2.2. Đối với giáo viên :

– Thực hiện kế hoạch trồng cây mùa xuân, nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia ủng hộ, trồng các loại cây, hoa phù hợp cảnh quan.

– Ban chỉ đạo phân công cán bộ, giáo viên tuyên truyền về các tiêu chí trường  Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh hiểu rõ yêu cầu từng tiêu chí, hiểu rõ mục đích ý nghĩa và trách nhiệm của mỗi người trước môi trường sống và học tập.

– Thực hiện có hiệu quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo dục môi trường, tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học trong chương trình giảng dạy. Giáo viên chủ động thực hiện các hoạt động Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn của lớp phụ trách; gương mẫu trước học sinh về hành động bảo vệ môi trường.

2.3. Đối với cán bộ quản lý nhà trường :

          – Làm tốt công tác tư tưởng đối với phụ huynh, học sinh và giáo viên.

– Vận động cán bộ, giáo viên, phụ huynh tặng cây cảnh, cây bóng mát; tuyên truyền, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

– Triển khai cụ thể tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nội dung yêu cầu, tiêu chí trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn đồng thời cũng đưa vào biểu điểm thi đua để đánh giá nhận xét theo học kỳ, năm học.

– Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ…theo từng chủ đề cho học sinh.

– Phân công trách  nhiệm cụ thể cho từng lớp về việc giữ gìn và chăm sóc cây xanh, bồn hoa, khuôn viên trường lớp.

– Thực hiện những cách đánh giá: ảnh chụp, nhật ký để làm rõ sự thay đổi cảnh quan môi trường của nhà trường qua mỗi năm học.

3 Bổ sung cơ sở vật chất:

          – Để tạo môi trường sạch đẹp, thoáng đãng, nhà trường tư vấn với chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh tu bổ và xây mới các công trình: đổ đường bê tông từ đường trục xã vào trường, xây mới các công trình vệ sinh cho học sinh, xây tường rào sau trường, thiết kế sân chơi, sân thể dục phù hợp với các tiêu chuẩn theo quy định.

WP_20150708_07_21_12_Pro WP_20150708_07_21_35_Pro

Ban đại diện CMHS nhà trường triển khai việc nâng cấp sân chính

nhà trường bằng gạch Giếng đáy Hạ Long

          – Bổ sung và mua mới nhiều bàn, ghế đá đặt tại các vị trí thích hợp trong khuôn viên nhà trường để thầy và trò nghỉ ngơi, thư giãn trước và sau giờ lên lớp.

IMG_3638

Trong khuôn viên nhà trường, đặt nhiều bàn, ghế đá

để thầy và trò thư giãn sau giờ lên lớp

  1. Tổ chức mua cây trồng bổ sung:

          – Bố trí lại vườn cây, khuôn viên hợp lí, trồng  thêm các loại cây hoa, cây cảnh tạo màu sắc hài hòa

– Để tăng độ che phủ của màu xanh trên sân trường đồng thời tạo bóng mát, giá trị sử dụng, nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa cũng như chi một phần kinh phí mua thêm cây ở các cơ sở ươm bán cây giống, cây cảnh không có ở địa phương như: cây osaka, xoài, sấu, bằng lăng; cắt sân làm các thảm cỏ…

– Bước đầu bố trí trồng và ươm vườn cây thuốc nam

  1. Bố trí lắp đặt hệ thống nước sạch, trang trí lại các lớp học, xây dựng cơ bản hệ thống thoát nước:

          – Năm 2014, khi địa phương có dự án xây dựng nhà máy nước sạch phục vụ sinh hoạt, nhà trường bỏ kinh phí cùng phụ huynh đề nghị lắp đặt hệ thống nước sạch phục vụ nhu cầu của giáo viên và học sinh.

WP_20160307_16_44_54_Pro WP_20160307_17_16_40_Pro

Hệ thống bồn rửa tay cho học sinh trước khi vào lớp

            – Nhà trường thiết kế trang trí đồng bộ cho các lớp học theo đúng quy định đảm bảo thẩm mỹ và có tính giáo dục cao, học sinh tham gia các hoạt động “Xanh hoá trường học” với chủ đề: Hành động nhỏ – Ý nghĩa lớn: tự giác nhận trồng, chăm sóc cây, nhặt rác thải…

            – Kè toàn bộ bờ ao chạy dọc trước sân trường vừa để đảm bảo an toàn về con người vừa tránh xói mòn mặt bằng.

WP_20160515_09_23_33_ProWP_20160515_09_25_52_Pro

Xung quanh bốn phía bờ ao đều kè kiên cố với hàng rào lưới thép.

Ao trường được thả sen, súng tạo sự hài hòa, đẹp mắt

             – Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cống rãnh thoát nước, có nắp đậy tạo đường đi sạch sẽ.

             – Bố trí các thùng đựng rác, để dụng cụ vệ sinh trong mỗi phòng học cho sạch đẹp, gọn. Từng vị trí trong khu vực sinh hoạt chung đều bố trí thêm các thùng rác lớn có nắp đậy. Tổ chức việc quét dọn vệ sinh, thu gom giấy rác hàng ngày chuyển vào vị trí bãi đựng rác chung quy định và xử lý đốt thường xuyên.

  1. Biện pháp:

            – Mỗi tuần tổ chức một  buổi lao động với tinh thần Ngày xanh – sạch – đẹp, học sinh tổ chức làm cỏ, chăm sóc cây hoa ở khu vực của lớp mình nhận, lau chùi, vệ sinh toàn bộ lớp học. Biến việc chăm sóc cây, vệ sinh môi trường thành việc làm tự giác, thường xuyên hàng ngày, hàng tuần.

           – Việc cắt tỉa cây xanh bóng mát, cây cảnh, phun thuốc trừ sâu bệnh, bón phân, tưới cây… được chi đoàn, ban xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn tự giác đảm nhiệm.

* Kết quả đạt được:

  1. Đối với việc tạo cảnh quan môi trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn

           Mỗi năm học, bên cạnh việc tập trung xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác dạy – học và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường lập kế hoạch trồng cây xanh bóng mát, cây cảnh xây dựng cảnh quan nhà trường, tạo môi trường giáo dục Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn. Bằng sự nỗ lực của thầy và trò nhà trường, đến nay trường THCS Nam Thắng đã đạt được những kết quả cụ thể như sau :

           – Huy động từ giáo viên, phụ huynh, học sinh cũng như trích quỹ của nhà trường bổ sung thêm được 15 cây lộc vừng bóng mát, 1 vườn cây lá màu các loại cắt tỉa theo các hình thoi, hình thang…, 15 cây bóng mát trên sân trường, sân thể dục; 85 chậu cây, chậu hoa, cây xanh trang trí trong các phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, hành lang, sân trường…

           – Vườn cây, các gốc cây, bồn hoa trước lớp học trồng thảm cỏ lạc hoa, các loại hoa đẹp, nở hoa quanh năm, cây chuỗi ngọc cắt tỉa thành các chữ Dạy tốt, Học tốt .

           – Bố trí một mảnh vườn nhỏ trồng một số loại cây thuốc nam phổ biến và thông dụng trong đời sống: gừng, ngải cứu, tía tô, kinh giới, mã đề, đinh lăng…

WP_20150414_08_18_50_Pro

Vườn cây thuốc nam

           – Thường xuyên khơi thông rãnh thoát nước, không để sảy ra tình trạng ứ đọng nước sau mưa; sử dụng hệ thống thùng đựng rác, phối hợp với địa phương để xử lý rác thải, tẩy rửa nhà vệ sinh thường xuyên, trồng cây xanh quanh khu vực nhà vệ sinh để khử mùi.

            – Vệ sinh toàn trường hàng ngày; trang trí đồng bộ các phòng học, phòng học tập bộ môn, các phòng chức năng, phòng làm việc đảm bảo quy định, đẹp mắt, an toàn, tạo môi trường thoải mái sinh hoạt, học tập, làm việc.

            – Kết quả trên đã góp phần đáng kể vào sự chuyển biến mạnh mẽ cảnh quan của nhà trường theo tiêu chí Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

  1. Đối với việc giáo dục học sinh:

           – Hoạt động xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn đã tạo điều kiện cho các em được đóng góp công sức của mình làm cho cảnh quan ngôi trường mình học tập ngày càng đẹp hơn. Ngoài ra hoạt động này còn có tác động đến ý thức trách nhiệm đối với tập thể để các em ngày càng gắn bó hơn, tự hào hơn đối với mái trường. Đồng thời tạo không khí học tập vui tươi, thoải mái, nhẹ nhàng, thân thiện giúp học sinh có tình thần học tập tốt hơn.

           – Việc trực tiếp được tham gia trồng, chăm sóc cây xanh bóng mát, cây cảnh, vườn hoa trong nhà trường còn giáo dục cho các em một số trí thức, kỹ năng lao động phù hợp với mục đích yêu cầu giáo dục toàn diện, học đi đôi với hành, tri thức gắn liền với thực tế, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tạo hiệu quả cao trong việc“Xanh hoá trường học”.

Một vài hình ảnh xanh hóa trường học của thầy và trò nhà trường

  1. Kết quả việc huy động các nguồn lực:

             Kinh phí xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn khoảng gần 600.000.000 (sáu trăm triệu đồng). Trong đó:

             Xã hội hóa khoảng: 500.000.000 (năm trăm triệu đồng).

            Ngân sách: 50 triệu đồng.

           Cán bộ, giáo viên, nhân viên ủng hộ (cả vật chất và tiền) khoảng: 50.000.000 (năm mươi triệu đồng).

3.1. Nguồn lực từ phụ huynh học sinh , nhân dân và ngân sách, tài trợ:

           – Xây dựng 2 nhà vệ sinh học sinh kiên cố, tự hoại, lợp mái tôn: 180.000.000 ( một trăm tám mươi triệu đồng).

          – Lát sân chính bằng gạch giếng đáy Hạ Long, xây tường rào sau trường: 200.00.000 (hai trăm triệu đồng).

         – Đổ đường bê-tông vào trường (350 m): 150.000.000 (một trăm năm mươi triệu đồng).

         – Xây dựng sân chơi, hệ thống thoát nước, bồn hoa ghế đá: 40.000.000 (năm mươi triệu đồng).

         – Mua trồng cây bóng mát, cây cảnh, chậu cây trang trí, cây ăn quả…: 30 triệu đồng.

WP_20160523_11_39_38_Pro WP_20160525_06_44_52_Pro

Cây Osaka vàng của đồng chí thiếu tướng Bùi Tiến Cam –

Phó tư lệnh cảnh sát cơ động – Bộ công an tặng nhà trường

Cây sấu của Hội cựu học sinh khóa 1993-1997 tặng nhà trường

3.2. Nguồn lực từ giáo viên và học sinh :

           – Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia nhiều ngày công trồng cây phục vụ học tập, trồng và chăm sóc chậu hoa, cây cảnh, cây xanh, cây bóng mát,

           – Cán bộ, giáo viên, nhân viên tặng  đôi sanh thế trực (trị giá 15.000.000) trồng trên chậu trước lễ đài .        

  1. Kết quả của từng tiêu chí đạt được:

Tiêu chí 1: Xanh

           – Nhà trường có hệ thống tường xây bảo vệ quanh khuôn viên, khuôn viên được trồng nhiều cây xanh, cây bóng mát, trồng hoa, trồng cỏ, cây cảnh hài hòa và phù hợp với tổng thể kiến trúc nhà trường, phủ xanh các khoảng đất trống;

          – Trên sân trường và trong khuôn viên trồng được nhiều cây xanh cây bóng mát, cây hoa tạo cảnh quan phong phú, đa dạng: hoa sữa, sấu, osaka, phượng vỹ, bàng, xoài, lộc vừng…

WP_20160307_16_55_53_Pro

Ngay từ cổng trường ngập tràn sắc xanh

             – Vườn cảnh ngoài sanh thế, sanh tán, tùng, ngâu… tầng dưới là các loại cây lá màu được trồng và cắt tỉa theo các hình thang, hình tam giác…; tầng mặt đất được phủ bằng thảm cây cỏ lạc hoa.

           – Các vườn cây, vườn cảnh được thiết kế hài hòa, cân đối trước khuôn viên, trồng đa dạng các loại cây và hoa. Trước mỗi lớp đều có bố trí một bồn hoa nhỏ để các em học sinh tự thiết kế theo ý tưởng và sở thích.

             – Trên sân chính trồng 4 ô cỏ với tổng diện tích gần 200m2. Các vồng cây bóng mát trước các lớp học (khối lớp 9) đều được phủ thảm cỏ, thảm hoa. Trên các bồn hoa (trước khối lớp 6, 7, 8) đều trồng các loại cây hoa, cây chuỗi ngọc cắt tỉa hình, cắt chữ Dạy Tốt, Học Tốt rất sinh động. Sân tập thể dục thể thao, sân chơi được bố trí ở khu vực riêng có hệ thống cây xanh bao quanh.

WP_20150811_06_58_23_Pro WP_20150811_06_59_04_Pro

Bồn hoa, cây cối được chăm sóc, xén tỉa công phu

               – Trích kinh phí mua và huy động ủng hộ nhiều chậu cây cảnh, cây hoa (85 chậu) được đặt tại những vị trí thích hợp trên sân trường, hành lang đi lại, trong khuôn viên trường, trong các phòng chức năng, phòng làm việc, trong lớp học đảm bảo đẹp mắt.

              – Xây dựng bồn hoa, vườn trường được thiết kế khoa học hợp lý và đã trồng được nhiều loại hoa nở quanh năm, bước đầu trồng và ươm giống, chăm sóc vườn cây thuốc nam phục vụ cho việc đổi mới các hoạt động giáo dục.

            – Toàn bộ hệ thống cây xanh, cây bóng mát, chậu hoa cây cảnh, thảm cỏ được định kỳ, thường xuyên chăm sóc, bổ sung xanh mát quanh năm, được bố trí hợp lý có tính mỹ thuật phục vụ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh học tập, vui chơi và thụ hưởng sau giờ lên lớp.

WP_20151012_14_37_08_Pro

Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia lao động

Tiêu chí 2: Sạch

           – Xử lý rác thải: Nhà trường có khu vực xử lí rác thải riêng xa khu vực học tập và làm việc. Trên sân trường, trong khuôn viên trang bị hệ thống thùng rác có nắp đậy, được đặt tại các vị trí hợp lý thuận tiện đảm bảo mỹ quan, rác được phân loại theo hai nhóm (nhựa ni lông, giấy vụn) và định kỳ phối hợp với bộ phận thu gom rác của địa phương (1 lần/tháng) để vận chuyển về khu đổ rác tập trung của địa phương.

           – Xử lý hệ thống cống rãnh, nước thải: Hệ thống thoát nước của nhà trường được xây dựng khoa học ứng với từng khu vực; sân TDTT cũng được thiết kế hệ thống thoát nước đổ bê tông có nắp đậy an toàn đảm bảo thoát nước tốt, không có hố nước đọng gây ô nhiễm môi trường và muỗi sinh sản, định kỳ nạo vét (1 tháng/ lần) đảm bảo lưu thông nước, không có mùi hôi.

          – Nguồn nước sạch: Nhà trường lắp đặt hệ thống nước sạch ở các vị trí thuận tiện để học sinh rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi vào lớp. Tìm hiểu và liên hệ với doanh nghiệp Tuyết Thanh tại khu công nghiệp Hòa Xá đảm bảo đủ nước uống sạch cho học sinh hàng ngày. Nhà trường có nguồn nước mưa, nước máy để sử dụng thường xuyên.

          – Vệ sinh môi trường: Có đầy đủ 2 nhà vệ sinh tự hoại riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; có đủ hai khu vệ sinh tự hoại riêng cho học sinh với diện tích sử dụng theo quy định. Công trình vệ sinh thoáng mát, đủ ánh sáng, xung quanh khu vực vệ sinh trồng cây xanh với mục tiêu tạo cảm giác thoải mái, chống ô nhiễm khử mùi hôi, nâng cao ý thức sử dụng bảo quản, đi vệ sinh đúng nơi quy định cho học sinh. Các khu nhà vệ sinh thường xuyên được tẩy rửa thường xuyên. Khuôn viên trường, lớp học các phòng chức năng, phòng làm việc vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

WP_20160307_16_45_51_Pro WP_20160307_16_46_29_Pro

2 nhà vệ sinh tự hoại của học sinh (riêng nam và nữ).

            – Công tác y tế học đường: Học sinh được giáo dục cách sống khoẻ mạnh và có sự hỗ trợ về y tế, về tâm lý, cán bộ y tế thường xuyên theo dõi tuyên truyền các dịch bệnh diễn ra, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cách phòng chống, phối hợp với trạm y tế xã tổ chức tiêm chủng, khám nha mắt cho học sinh, kiểm tra  theo dõi sức khỏe cho học sinh. Nhà trường có phòng y tế riêng, có tủ thuốc với một số loại thuốc thông dụng, bông, băng, gạc… đủ điều kiện đảm bảo sơ cứu ban đầu cho học sinh

           – Xử lý tiếng ồn: Vị trí sân chơi bãi tập được bố trí riêng, cách tương đối xa lớp học, ngăn cách hẳn, không để học sinh trong lớp nhìn ra được dẫn đến mất tập trung.

Tiêu chí 3: Đẹp.

           – Khuôn viên trường khép kín hình chữ U, ngay phía trước là 2 ao có hàng rào bao quanh, phía bờ ao ngoài đường là 1 hàng lộc vừng 14 cây chạy dọc tạo sự hài hòa, mát mẻ

WP_20160515_09_23_33_Pro

Hai ao trước trường được thả hoa sen, hoa súng

           – Xây dựng được môi trường xanh, sạch, có tính thẩm mỹ trong mô hình kiến trúc tổng thể, quy hoạch hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cảnh quan môi trường.

          – Trong khuôn viên, ở các tường lớp có bố trí các bức tranh cổ động, tuyên truyền về xây dựng và bảo vệ môi trường sống, ý thức chấp hành luật lệ giao thông… do chính giáo viên trong trường thể hiện.

WP_20160307_17_02_17_Pro WP_20160307_17_02_36_Pro

Tận dụng mọi khoảng trống cho công tác tuyên truyền, cổ động

           – Trên các hàng cột trụ trong trường đều có thiết kế và treo các pa-nô, áp phích mang tính giáo dục về nhân cách, con người (14 tấm)

           – Xây dựng những quy định về nếp sống văn hóa, thiết kế các bảng biểu áp phích và được bố trí, sắp xếp hợp lý đảm bảo tính tiện dụng và mỹ quan thường xuyên nhắc nhở học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, biết sống hài hòa thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo nhà trường thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện học sinh về lý tưởng, nhân cách, lối sống.

          – Thực hiện nghiêm túc những quy định chuẩn mực nhà giáo và học sinh về trang phục đảm bảo gọn gàng, sạch đẹp, cần giản dị. Xây dựng môi trường thân thiện giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên, giữa học sinh với khách, giữa học sinh với cây xanh thảm cỏ bồn hoa, bàn ghế, lớp học, sân trường.

Tiêu chí 4: An toàn.

          – Toàn bộ khuôn viên nhà trường được khép kín, ngăn cách hẳn với dân cư và bên ngoài bằng hệ thống tường bao, tường rào. Hai ao lớn được xây bờ kè, rào lưới thép B40 đảm bảo an toàn. Hàng năm, nhà trường đều cho tuyên truyền và tập huấn về bơi lội cho học sinh…

WP_20150603_07_10_39_Pro

Dạy bơi, phòng chống đuối nước là hoạt động thường xuyên của nhà trường

          – Cơ sở vật chất đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh giảng dạy, học tập và làm việc, độ cao bàn ghế phù hợp và lắp đặt phòng học chuẩn ánh sáng để giảm thiểu bệnh cong vẹo cột sống và cận thị trong học sinh, các khu vực có thể bị xói mòn được trồng cỏ và trồng các loại cây giữ đất.

           – Ở các khu vực: phòng học bộ môn, phòng chức năng đều có lắp đặt các bảng biểu hướng dẫn sử dụng và tuyên truyền về phòng chống cháy nổ cũng như các bình chữa cháy; liên hệ với bên công an để tập huấn cho cán bộ, giáo viên và học sinh .

           – Hàng năm 100% học sinh ký cam kết phòng chống các tệ nạn xã hội, cam kết không tàng trữ, vận chuyển và buôn bán các loại pháo, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.

           – Thường xuyên tuyên truyền và giáo dục về An toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi xe đạp điện, mô tô, xe gắn máy

           – Xây dựng rèn luyện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có ý thức tự giác thực hiện an toàn trường học, thành lập đội tự quản, đội sao đỏ trong học sinh, ban tư vấn tâm lý sức khỏe, ban phòng chống cháy nổ có nhiệm vụ đảm bảo an toàn trường học,  tiết kiệm điện năng, phòng tránh tai nạn thương tích, giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, đuối nước, nâng cao ý thức tự phòng, tự bảo vệ, đảm bảo không có các tệ nạn xã hội, không có hiện tượng bạo lực trong nhà trường.

        – Nhà trường đã có các giải pháp trong giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh và đảm bảo quản lý an toàn trường học thông qua các giờ học ngoại khóa, tích hợp trong các môn học và trong các hoạt động NGLL lớp.

          – Xấp xỉ 100% học sinh trong trường tham gia BHYT; nhà tr­ường đã phối hợp Trạm y tế xã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HS: tiêm vắc-xin, tiêm chủng, khám chữa bệnh, cấp thuốc theo thẻ BHYT…

WP_20151012_09_46_59_Pro

Không gian thân thiện- giờ  đọc sách ở thư viện của học sinh

  1. Kết quả chung

          Sau một thời gian tập trung công sức của cả thầy và trò nhà trường, sự tư vấn, giúp đỡ, ủng hộ của Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, Đảng bộ, chính quyền địa phương, BĐD CMHS nhà trường, về cơ bản đã hoàn thành mô hình trường THCS Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. Do đó BGH nhà trường đã tự tin làm tờ trình với PGD&ĐT huyện Nam Trực đề nghị Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn.

          Ngày 13 tháng 10 năm 2015, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định chính thức thành lập đoàn kiểm tra về công tác xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn của đơn vị THCS Nam Thắng. Đoàn do đồng chí Đỗ Anh Xô-Phó giám đốc Sở GD&ĐT làm trưởng đoàn.

          Tại đơn vị, đoàn đã nghe báo cáo về công tác xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn; kiểm tra các loại hồ sơ và đặc biệt là kiểm tra thực tế về cơ sở vật chất nhà trường. Sau một buổi làm việc, đoàn công tác đã đi vào kết luận: Trường THCS Nam Thắng đảm bảo các tiêu chí công nhận trường THCS đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn theo quy định của Sở GD&ĐT. Đoàn cũng kiến nghị nhà trường cần tiếp tục duy trì tốt thành tích đã đạt được

WP_20151013_14_59_34_Pro WP_20151013_14_59_56_Pro

Một số hình ảnh đoàn công tác của Sở GD&ĐT kiểm tra công nhận

 trường xanh-sạch-đẹp-an toàn tại trường THCS Nam Thắng ngày 13/10/2015

           Như vậy, trường THCS Nam Thắng là một trong 3 đơn vị THCS đầu tiên của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực xây dựng thành công trường đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. Ngày 23 tháng 01 năm 2016, được sự nhất trí của Phòng GD&ĐT huyện, Đảng bộ và chính quyền địa phương, trường THCS Nam Thắng đã long trọng tổ chức “Lễ đón Bằng công nhận Trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn và sơ kết Học kỳ I năm học 2015-2016”.

WP_20160123_08_39_48_Pro WP_20160123_08_41_40_Pro

Một số hình ảnh lễ đón bằng công nhận chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn

WP_20160123_08_29_15_Pro

Đồng chí Đỗ văn Lạc-Chủ tịch UBND xã Nam Thắng đọc báo cáo quá trình xây dựng trường THCS Nam Thắng  đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

              Qua thực tiễn công tác ở trường THCS Nam Thắng, qua quá trình trực tiếp bắt tay xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn, tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo xây dựng trường học “Xanh- sạch- đẹp- an toàn”:

              Thứ nhất: Xác định xây dựng Trường đạt chuẩn Xanh-sạch-đẹp-an toàn phải là cả một quá trình, có sự chuẩn bị chu đáo từng bước một chứ không thể nóng vội nay làm mai bỏ, phải có quy hoạch tổng thể, có kế hoạch cho từng giai đoạn. Làm được đã khó nhưng làm thế nào để giữ được còn khó khăn hơn.

               Thứ hai: BGH phải là những người đứng mũi chịu sào, nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn, nội dung các tiêu chí quy định … thật cụ thể. Từ đó có sự phân công công việc cho đội ngũ cốt cán, CB, GV thật chính xác.

             Thứ ba: Phải có một bộ phận chuyên trách, theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình thực hiện thường xuyên cập nhật tình hình, sẵn sàng thay đổi nếu thấy cần thiết (như trường THCS Nam Thắng sẵn sàng đổi từ bê tông hóa sân chơi sang lát gạch Giếng đáy Hạ Long).

             Thứ tư: Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ  của tất cả các thành viên trong nhà trường và của cha mẹ học sinh.

             Thứ năm: Bảo vệ môi trường không chỉ trên bài giảng, lý thuyết. Trong cuộc sống hàng ngày, các thầy cô phải đi tiên phong trong việc tiết kiệm điện, nước, giấy… thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi. Muốn giáo dục được học sinh, trước hết mỗi thầy cô giáo phải thực sự gương mẫu, không chỉ giáo dục bằng lời nói mà còn phải qua hành động, việc làm (lao động cùng học sinh, nhặt giấy, rác trên sân trường nếu bắt gặp…).

             Thứ sáu: Các thầy cô nên khuyến khích học trò phát huy tinh thần tự giác trong mọi hoạt động để tất cả trở thành thói quen: tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, tự nhắc nhở nhau chăm sóc, bảo vệ cây xanh… . Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình thành ý thức môi trường ở những công dân trẻ.

            Thứ bảy: Muốn làm được việc gì lớn trong nhà trường cũng cần phải tạo được phong trào xã hội hóa sâu rộng để huy động được nguồn tài chính, thông thường là nhờ chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương.

           Thứ tám: Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, coi đó như một hoạt động chuyên môn của trường; đưa việc xây dựng xanh-sạch-đẹp-an toàn vào thành một nội dung thi đua. Có như vậy mới thúc đẩy được sự chăm lo của toàn bộ đội ngũ

  1. KẾT LUẬN

            Tôi tin chắc rằng nếu ý thức bảo vệ môi trường trở nên thường trực trong trường học thì không chỉ các giáo viên, học sinh được thụ hưởng một môi trường học đường trong lành hơn, mà về lâu dài, thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ môi trường.

           Đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo xây dựng trườngTHCS đạt chuẩn “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn” ở trường THCS Nam Thắng”  nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thực hiện tại Trường THCS Nam Thắng bắt đầu từ năm học 2014-2015, với những hiệu quả đạt được, tôi tự thấy là có thể vận dụng những biện pháp này để thực hiện đối với các trường THCS trong toàn huyện, trong tỉnh.

         Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh- sạch- đẹp- an toàn” cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.

                                          Nam Thắng, ngày 20  tháng  05 năm 2016

                                                          Người viết SKKN

                 

                                                                  NGUYỄN VĂN ĐẠT